Xem nhanh

6/recent/ticker-posts

Cách thức giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán đơn giản nhất

    Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa là một vấn đề phức tạp và thường xuyên xảy ra trong hoạt động thương mại. Đây là những tính nhất quán, bất đồng về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng khi thực hiện giao dịch mua bán hàng hóa. Tranh chấp có thể phát hiện sinh từ nhiều nguyên nhân khác nhau như vi phạm điều khoản hợp đồng, chậm chậm giao hàng, hàng hóa không đạt chất lượng hoặc không đúng số lượng, và nhiều lý do khác. Giải quyết tranh chấp hợp lý đồng mua bán hàng hóa không chỉ đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về pháp luật mà còn cần sự linh hoạt và khéo léo trong phán đoán, thương lượng giữa các bên. Trong phạm vi bài viết này Luật sư Đông xin chia sẻ về các nội dung liên quan đến "tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa".



Hợp đồng mua bán hàng hóa là gì?

Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận.

Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ mua bán.

Hợp đồng mua bán hàng hóa là một giao dịch dân sự nên cũng cần đáp ứng các điều kiện cơ bản để có hiệu lực phù hợp theo Điều 117 Bộ luật dân sự 2015

Các loại tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa thường gặp

  • Mô tả hàng hóa không rõ ràng
  • Bên bán vi phạm các điều kiện về thời điểm chuyển giao hàng hóa;
  • Các bên vi phạm các thỏa thuận về điều kiện giao nhận;
  • Bên mua vi phạm nghĩa vụ thanh toán;
  • Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng

Tại Việt Nam, tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa phần lớn xảy ra do bên mua vi phạm nghĩa vụ thanh toán.

Nguyên nhân xảy ra tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa

 Nguyên nhân chủ quan dẫn đến tranh chấp hợp đồng

  • Do sự chủ quan của các bên trong việc thiết lập hợp đồng mua bán hàng hóa.
  • Do ý chí chủ quan của các chủ thể trong hợp đồng (cố tình không thực hiện các giao kết trong hợp đồng dẫn tới bên bị vi phạm buộc phải khởi kiện tại tòa án để bảo vệ quyền lợi).
  • Đối với các tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì tranh chấp phát sinh ngoài những nguyên nhân trên còn do: năng lực của doanh nghiệp trong quan hệ thương mại quốc tế còn nhiều hạn chế; sự thiếu hiểu biết về pháp luật và tập quán thương mại quốc tế.

 Nguyên nhân khách quan dẫn đến tranh chấp hợp đồng

  • Sự biến động của những yếu tố như giá cả, tỷ giá, cung cầu của mỗi quốc gia là khác nhau ở mỗi giai đoạn ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích của các bên và có thể dẫn đến nguy cơ xảy ra tranh chấp.
  • Các sự kiện bất khả kháng xảy ra ngẫu nhiên trong thực tế sau khi hai bên đã ký kết hợp đồng mà không thuộc trường hợp đồng miễn trách nhiệm.
  • Đối với các tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, ngoài những nguyên nhân khách quan trên còn có thể kể đến các nguyên nhân sau: Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng liên quan đến ít nhất hai hệ thống pháp luật của hai quốc gia; ngoài ra, còn có thể liên quan đến tập quán quốc tế điều chỉnh các quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, các bên ký kết lại không tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi ký kết hợp đồng dẫn đến việc ký kết hợp đồng không đúng, không đầy đủ, dẫn đến cách hiểu không thống nhất làm phát sinh tranh chấp giữa các bên; Sự thay đổi chính sách và pháp luật điều chỉnh quan hệ thương mại quốc tế.

Những phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa

Theo quy định của Luật thương mại 2005, khi xảy ra tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa thì các bên có thể giải quyết bằng con đường thương lượng, Hòa giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hòa giải, giải quyết tại Trọng tài thương mại, giải quyết tại Tòa án.

Giải quyết tranh chấp bằng Thương lượng

Các bên tự thương lượng với nhau để tìm phương án giải quyết tốt nhất. Tuy nhiên, phương thức này không yêu cầu cam kết pháp lý về việc tuân thủ kết quả thương lượng. Do đó, không loại trừ rủi ro có bên cố ý không thực hiện nghĩa vụ theo thỏa thuận thương lượng.

Giải quyết tranh chấp bằng Hòa giải

Hòa giải là một quá trình giải quyết tranh chấp mang tính chất riêng tư trong đó hòa giải viên là người thứ ba được chính các bên chấp nhận lựa chọn, giúp các bên tranh chấp đạt được sự thỏa thuận.

Trường hợp lựa chọn bên thứ ba là tổ chức hòa giải thì thủ tục thực hiện theo Nghị định 22/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 do Chính phủ ban hành về hòa giải thương mại. Tuy nhiên, tổ chức hòa giải cũng không có chức năng tài phán để ràng buộc các bên tuân thủ theo kết quả hòa giải.

Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài Thương mại

Căn cứ theo Luật Trọng tài thương mại 2010 và Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP hướng dẫn, việc lựa chọn Trọng tài phải lưu ý:

  • Phải tồn tại Thỏa thuận trọng tài: theo hợp đồng hoặc theo sự thống nhất của các bên
  • Thỏa thuận trọng tài có thể bị vô hiệu theo một trong các trường hợp tại Điều 18, Luật Trọng tài Thương mại 2010
  • Không thể đồng thời yêu cầu Tòa án và Trọng tài cùng thụ lý giải quyết một tranh chấp;
  • Phán quyết trọng tài có thể bị Tòa án hủy bị bỏ theo một trong các căn cứ tại Điều 68 Luật Trọng tài Thương mại 2010
  • Phán quyết của Trọng tài không bị kháng cáo hay kháng nghị để xét lại theo thủ tục Phúc thẩm như tố tụng Tòa án.

Giải quyết tranh chấp bằng Tòa án

Trong trường hợp hai bên không có thỏa thuận trọng tài hoặc có những thỏa thuận này vô hiệu. Hoặc nếu thỏa thuận trọng tài thuộc các trường hợp không thể thực hiện được theo quy định tại Điều 4 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP Hướng dẫn thi hành một số điều luật của luật trọng tài thương mại thì Tòa án sẽ có thẩm quyền xét xử.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa

Trường hợp hợp đồng không có yếu tố nước ngoài:  cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp Tòa án Việt Nam hoặc Trọng tài thương mại.

Trường hợp hợp đồng có yếu tố nước ngoài: theo khoản 2 Điều 663 Bộ luật Dân sự năm 2015, Điều 464 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp xác lập. Theo đó:

  • Cần xem xét liệu có hiệp định tương trợ tư pháp nào giữa các nước của hai bên tranh chấp không và quy định của hiệp định về vấn đề này như thế nào. Tùy hiệp định tương trợ mà thẩm quyền giải quyết được xác định là Tòa án Việt Nam hay là nước bạn.
  • Tranh chấp hợp đồng có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền chung của Tòa án Việt Nam, căn cứ vào Điều 469 Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam 2015. Ví dụ, trường hợp bị đơn là là cơ quan, tổ chức có trụ sở tại Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp thuộc về Tòa án Việt Nam, …
  • Thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam theo Điều 470 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 đối với các bên được lựa chọn Tòa án Việt Nam để giải quyết theo pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và các bên đồng ý lựa chọn Tòa án Việt Nam.

Kinh nghiệm giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa

Nếu cá nhân, doanh nghiệp đang phải đối diện với việc tự xác định phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa đã giao kết, quý vị sẽ cần lưu ý những điểm sau:

 Xác định lại cơ sở đàm phán nội dung hợp đồng mua bán

Theo luật sư việc xác định lại cơ sở, mục đích giao kết hợp đồng giúp bạn xác định được nguyên nhân thực sự dẫn đến việc tranh chấp, cũng đồng thời là căn cứ để bạn trình bày trước Hội đồng xét xử, Hội đồng trọng tài để họ hiểu được cái lý của bạn trong việc thực hiện hợp đồng.

Xác định lại các chế tài được thỏa thuận trong hợp đồng mua bán

Hợp đồng ký kết càng chặt chẽ, ràng buộc càng nhiều thì khi giải quyết tranh chấp bạn sẽ càng nhiều căn cứ để đàm phán thương lượng. Phương thức thương lượng để giải quyết tranh chấp đương nhiên là cách giải quyết tranh chấp nhanh nhất.

Xác định các rủi ro trong việc tổn thất tài chính khi giải quyết tranh chấp

Trước bất kỳ phương thức giải quyết hợp đồng nào bạn cũng nên xác định các rủi ro, tổn thất tài chính phải chi trả. Bởi nó giúp bạn hiểu rõ kết quả nào mình sẽ chấp thuận trong quá trình giải quyết tranh chấp. Đôi khi: Một phán quyết trọng tài trái luật bạn cũng không dám khởi kiện hủy phán quyết bởi sẽ phải đối diện với thủ tục khởi kiện lại mất thời gian và mất cơ hội thi hành án nhanh; Một bản án thiếu thuyết phục của Tòa án như không ghi nhận mức lãi suất chậm trả trong quá trình thi hành án nhưng bạn không khiếu nại bởi cần thi hành án nhanh,... Chấp nhận kết quả giải quyết tranh chấp hợp đồng trong một phạm vi cho phép giúp bạn tích kiệm thời gian, chi phí giải quyết tranh chấp, đồng thời nhanh chóng kết thúc tranh chấp.

Ls Đông nhận ủy quyền của Doanh nghiệp giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa tại Tòa án

LS Đông nhận ủy quyền tham gia vụ án tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa để đảm bảo quyền và lợi ích cho Doanh nghiệp


Vụ án tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa mà Luật sư Đông tham gia hỗ trợ cho khách hàng là doanh nghiệp, không chỉ yêu cầu phía vi phạm hợp đồng phải thanh toán số tiền nợ gốc gần 3 tỉ, mà Luật sư Đông còn buộc bên vi phạm phải thanh toán tiền lãi do chậm thanh toán hơn 1 tỉ đồng.

- Tiếp theo là 1 vụ án tranh chấp hợp đồng mua bán (Án Kinh doanh thương mại) Luật sư Đông hỗ trợ khách hàng tại Tòa án huyện Tiên Du, Bắc Ninh.

Tham gia hòa giải để đảm bảo quyền lợi các bên và theo thủ tục tố tụng 
Công khai chứng cứ và hòa giải


Gia hạn thời gian đưa vụ án ra xét xử do vụ án có tính chất phức tạp

Mặc dù trong suốt những buổi làm việc đầu tiên phía bị đơn đều vắng mặt, gây nhiều khó khăn cho Luật sư và Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án. Sau nhiều lần liên hệ, trao đổi với người đại diện của của bị đơn, sau 2 buổi làm việc giữa Luật sư và phía bị đơn thì các bên cũng đi đến thống nhất về phương án thanh toán công nợ từ hợp đồng mua bán hàng hóa. Việc hòa giải thành trước khi tòa án đưa vụ án ra xét xử cũng là điều có lợi cho cả hai bên.


Thông tin liên hệ

Nếu cần hỗ trợ vấn đề pháp lý hãy liên hệ với LS Đông qua những phương thức sau:

Số điện thoại, zalo, viber: 0362735057

Facebook: Facebook Luật sư Đông

Email: Luatsudong06@gmail.com

- Luật sư Đông hỗ trợ giải quyết các tranh chấp về Dân sự, tranh chấp hợp đồng kinh tế, tranh chấp kinh doanh thương mại

- Hỗ trợ tư vấn pháp lý về hợp đồng (ra soát, soạn thảo hợp đồng)

- Tham gia đàm phán, thương lượng giữa các bên

- Tham gia giải quyết tranh chấp tại Tòa án