Xem nhanh

6/recent/ticker-posts

Ly hôn vắng mặt với một bên đang ở nước ngoài (Luật sư Đông)

    

  Ly hôn vắng mặt với một bên ở nước ngoài - Thường khi một bên ở nước ngoài thì đều muốn giải quyết ly hôn vắng mặt, bởi lẽ người bên nước ngoài không thể về Việt Nam để giải quyết việc ly hôn. Ly hôn vắng mặt một bên có thể áp dụng đối với trường hợp ly hôn thuận tình hoặc ly hôn đơn phương với 1 bên đang ở nước ngoài. Để mọi người hiểu rõ hơn về vấn đề này thì Luật sư Đông sẽ có bài viết dưới đây để hướng dẫn thủ tục Ly hôn vắng mặt với một bên đang ở nước ngoài.


                             

Các trường hợp ly hôn vắng mặt 1 bên đang ở nước ngoài

Từ thực tiễn giải quyết các vụ việc ly hôn của quý anh chị khách hàng, Người bạn pháp lý khái quát các trường hợp ly hôn vắng mặt có yếu tố nước ngoài thường xảy ra như sau:

- Người Việt Nam đang ở nước ngoài ly hôn thuận tình với người đang ở Việt Nam, người bên nước ngoài xin vắng mặt.

- Người Việt Nam đang ở nước ngoài ly hôn đơn phương với người đang ở Việt Nam và xin vắng mặt trong quá trình giải quyết.

- Cả 2 người Việt Nam đang ở nước ngoài thực hiện thủ tục ly hôn và xin vắng mặt cả hai

- Người Việt Nam ly hôn với người nước ngoài, người nước ngoài xin vắng mặt.

Có ly hôn vắng mặt với một bên đang ở nước ngoài được không?

Không ít trường hợp các cặp vợ chồng một người làm việc bên nước ngoài, người còn lại thì sinh sống tại Việt Nam. Vì nhiều lý do dẫn đến việc ly hôn nên các bên muốn giải quyết ly hôn vắng mặt với người đang ở nước ngoài. Tuy nhiên, mọi người không biết có thể giải quyết vắng mặt đối với bên đang ở nước ngoài hay không, vì việc đi lại để về Việt Nam để giải quyết thủ tục ly hôn cũng không hề dễ dàng gì. Dưới đây là quy định của pháp luật về việc giải quyết ly hôn vắng mặt.

Theo quy định tại khoản 5 điều 477 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có quy định như sau:

5. Tòa án xét xử vắng mặt đương sự ở nước ngoài trong các trường hợp sau đây:

a. Tòa án nhận được các kết quả tống đạt theo một trong các phương thức tống đạt theo một trong các phương thức tống đạt quy định tại khoản 1 Điều 474 của bộ luật này, đương sự đã cung cấp đầy đủ lời khai, tài liệu, chứng cứ và đương sự đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt họ;

b. Tòa án đã thực hiện các biện pháp quy định tại khoản 3 điều 474 của Bộ luật này;

c. Tòa án không nhận được thông báo của cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 4 Điều 477 về kết quả thực hiện việc tống đạt cho đương sự ở nước ngoài;

Ngoài ra Điều 288 Bộ luật tố tụng dân sự cũng quy định về việc giải quyết vắng mặt như sau:

Điều 228. Xét xử trong trường hợp đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự vắng mặt tại phiên tòa

Tòa án vẫn tiến hành xét xử vụ án trong các trường hợp sau đây:

1. Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người đại diện của họ vắng mặt tại phiên tòa có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt.

2. Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên tòa nhưng có người đại diện tham gia phiên tòa.

Theo đó, việc giải quyết ly hôn vắng mặt một bên vẫn có thể giải quyết được, chỉ cần đáp ứng đầy đủ các trình tự thủ tục tố tụng.

Như vậy, có thể khẳng định rằng hoàn toàn có thể giải quyết ly hôn vắng mặt một bên được.

Thẩm quyền giải quyết thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài 

Trước tiên cơ quan có thẩm quyền giải quyết ly hôn đơn phương có yếu tố nước ngoài là: Tòa án cấp tỉnh
- Thẩm quyền ly hôn giữa 1 bên là người Việt Nam với 1 bên là người Việt Nam đang ở nước ngoài:

Đối với trường hợp ly hôn đơn phương thì: Thẩm quyền thuộc Tòa án nhân dân Tỉnh

Theo đó, nếu bị đơn là người Việt Nam đang ở nước ngoài hộ khẩu của họ ở Việt Nam, hoặc người Việt Nam đang ở nước ngoài muốn ly hôn với người Việt Nam có hộ khẩu ở Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết sẽ thuộc Tòa án tỉnh nơi bị đơn cư trú (bị đơn tức là người còn lại trong việc ly hôn, ví dụ: Chồng làm đơn ly hôn thì vợ là bị đơn và ngược lại vợ ly hôn chồng thì chồng là bị đơn).

Ví dụ: Anh Hoàng có hộ khẩu ở Cẩm Phả, Quảng Ninh vợ anh Hoàng là chị Hôn hộ khẩu ở Nam Sách Hải Dương nhưng hiện tại đang đi xuất khẩu lao động tại Đài Loan. Trường hợp này vì hộ khẩu trước khi đi nước ngoài của chị Hôn là ở Hải Dương, nên thẩm quyền thuộc Tòa án tỉnh Hải Dương.

Cũng ví dụ trên: Nếu vợ anh Hoàng ở Quảng Yên, Quảng Ninh, thì lúc này nếu anh Hoàng muốn ly hôn đơn phương thì phải nộp hồ sơ tại Tòa án tỉnh Quảng Ninh. Hiểu đơn giản rằng, người nộp đơn ly hôn đơn phương phải nộp tại Tòa án tỉnh nơi bị đơn có hộ khẩu.

- Thẩm quyền ly hôn đơn phương giữa 1 bên là người Việt Nam và 1 bên là người nước ngoài:

Đối với trường hợp người Việt Nam ly hôn với người nước ngoài thì sẽ nộp hồ sơ tại Tòa án cấp tỉnh nơi mình cư trú. Ví dụ: Anh Hoàng hộ khẩu ở Hải Dương ly hôn với vợ là người Đài Loan thì phải nộp đơn lên tòa án tỉnh Hải Dương.

Theo đó, tùy từng trường hợp khi giải quyết ly hôn thì cần lưu ý xác định đúng thẩm quyền để tránh trường hợp nộp hồ sơ sai nơi sẽ rất mất thời gian.

Hồ sơ giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài

Để tiến hành giải quyết ly hôn với người Việt Nam đang ở nước ngoài thì cần chuẩn bị hồ sơ như sau:-

- Đối với người nước Việt Nam đang ở ngoài cần chuẩn bị các hồ sơ sau:

+ Hộ chiếu, hoặc chứng minh nhân dân (bản sao)

+ Sổ hộ khẩu tại Việt Nam (bản sao), trường hợp đã bị thu hồi sổ hộ khẩu thì phải có xác nhận về thông tin hộ khẩu do công an xã phường xác nhận.

- Người ở Việt Nam cần chuẩn bị các hồ sơ như sau:

+ Giấy đăng ký kết hôn (bản gốc hoặc bản trích lục)

+ Sổ hộ khẩu (bản sao), trường hợp đã bị thu hồi sổ hộ khẩu thì phải có xác nhận về thông tin hộ khẩu do công an xã phường xác nhận.

+ Chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân (bản sao)

+ Giấy khai sinh của các con (bản sao)

- Hồ sơ của người nước ngoài trong trường hợp ly hôn với người nước ngoài

+ Hộ chiếu của người nước ngoài

+ Thẻ id của người nước ngoài

+ Giấy tờ cư trú của người nước ngoài

Ngoài những loại hồ sơ giấy tờ nêu trên thì người thực hiện thủ tục ly hôn cũng cần phải chuẩn bị Đơn xin ly hôn.    

Trường hợp y hôn với người nước ngoài thì hồ sơ của người nước ngoài phải được dịch thuật công chứng sang tiếng Việt.  

Trường hợp ly hôn với người Việt Nam đang ở nước ngoài thì người ở nước ngoài phải ra đại sứ quán để xin xác nhận hồ sơ rồi gửi về Việt Nam.

Luật sư Đông hỗ trợ ly hôn cả trường hợp làm bất hợp pháp hoặc không thể ra đại sứ quán xin giấy tờ => Nhắn tin qua zalo để được tư vấn cụ thể.     

Ly hôn đơn phương, tranh chấp tài sản chung, nợ chung có yếu tố nước ngoài

Ly hôn 1 bên đang ở Đài Loan

Ly hôn vắng mặt 1 bên đang ở Nhật Bản

Ly hôn 1 bên đang ở CHLB Đức

Ly hôn với người Việt Nam đang ở nước ngoài

Hiện nay, thực tế nhiều người lao động sang nước ngoài làm việc ban đầu đi thì hợp pháp nhưng sau khi hết hạn hợp đồng thì nhiều người thường trốn ra ngoài làm bất hợp pháp nên dẫn đến việc người nước ngoài không muốn cung cấp thông tin hoặc cắt đứt liên lạc với người ở Việt Nam.

Nếu bị đơn nhưng không cung cấp địa chỉ cho nguyên đơn và bố mẹ đẻ của bị đơn cũng không biết được địa chỉ bị đơn ở bên nước ngoài thì trường hợp này được coi là cố tình giấu địa chỉ.

Đối với trường hợp này, thông thường Tòa án sẽ giải quyết như sau:

- Nếu thông qua người thân của bị đơn mà vẫn không biết được địa chỉ, tin tức của bị đơn thì đây được coi là trường hợp bị đơn cố tình giấu địa chỉ, từ chối khai báo, từ chối cung cấp tài liệu cần thiết;

- Nếu Tòa án yêu cầu đến lần thứ hai mà thân nhân của họ vẫn không cung cấp cũng không thông báo cho bị thì Tòa án sẽ đưa vụ án ra xét xử vắng mặt theo thủ tục chung;

Hiện nay, rất nhiều cặp vợ chồng muốn ly hôn thuận tình, tuy nhiên người ở bên nước ngoài đang làm việc bất hợp pháp hoặc ở quá xa đại sứ quán nên không thể xin xác nhận để gửi giấy tờ về Việt Nam được, trường hợp này mình vẫn có phương án giải quyết thuận lợi cho quý anh chị nào cần hỗ trợ nhé.

Kể cả trường hợp làm bất hợp pháp và không hợp tác thì vẫn xử lý được anh chị nhé.

Ly hôn với người nước ngoài

Ly hôn đơn phương với người nước ngoài thì Tòa án sẽ phải tiến hành thủ tục ủy thác tư pháp sang nước ngoài để lấy ý kiến người nước ngoài về việc ly hôn. Thông thường nhanh nhất thì thủ tục sẽ kéo dài khoảng 12-14 tháng. Còn thực tế những vụ việc này kéo dài 2-3 năm là điều rất bình thường.
Nên những trường hợp ly hôn đơn phương với người nước ngoài phái xác đinh làm thì mới xong được, nếu còn cứ trần trừ lâu không muốn làm thì không bao giờ xong được.

Những điều cần lưu ý khi giải quyết ly hôn vắng mặt 1 bên đang ở nước ngoài

Ly hôn với người Việt Nam đang ở nước ngoài là một trong những thủ tục khó và phức tạp, chính vì vậy nếu không nắm được trình tự thủ tục, không nắm được các hồ sơ, các văn bản tài liệu cần nộp tại tòa thì quá trình giải quyết sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Một số vướng mắc thường xuyên gặp khi giải quyết ly hôn với người nước ngoài như sau:

- Bị tòa án trả hồ sơ do không cung cấp được địa chỉ của người Việt Nam đang ở nước ngoài

- Bị tòa án trả hồ sơ hoặc yêu cầu bổ sung hồ sơ giấy tờ của người Việt Nam đang ở nước ngoài

- Thời gian giải quyết quá lâu, nộp hồ sơ đến nửa năm thậm chí 1 năm nhưng chưa được tòa gọi lên để giải quyết

- Người ở nước ngoài không thể ra Đại Sứ Quán để xin xác nhận vào hồ sơ giấy tờ

- Bị từ chối nhận hồ sơ vì các lý do khác

Nếu anh chị cũng đang và đã gặp những vướng mắc hoặc gặp khó khăn trong quá trình giải quyết thủ tục thì có thể liên hệ với Luật sư Đông thông qua các phương thức sau:

Thông tin liên hệ:

Luật sư Đông. SĐT - Zalo - Viber: 0362735057

Luật sư Đông hỗ trợ các thủ tục

- Hỗ trợ giải quyết ly hôn nhanh gọn, không mất thời gian đi lại

- Hỗ trợ tư vấn ly hôn đơn phương với người Việt Nam đang sinh sống bất hợp pháp tại nước ngoài

- Ly hôn đơn phương không biết thông tin và địa chỉ của người Việt Nam đang ở nước ngoài;

- Hỗ trợ ly hôn với người Việt Nam đang ở nước ngoài không thể ra đại sứ quán xác nhận giấy tờ gửi về Việt Nam;

- Tư vấn soạn hồ sơ hoặc tư vấn giải quyết trọn;

- Hỗ trợ xử lý nhanh không phải đi lại nhiều lần.

Bài viết liên quan:

2 Cách ly hôn với người Việt Nam đang ở nước ngoài mới nhất