Cách thức ly hôn với người Việt Nam đang ở Đức. Những năm gần đây có khá nhiều người Việt Nam sang nước ngoài để lao động, làm việc hoặc sinh sống. Theo thống kê thì số lượng người Việt Nam sang Cộng Hòa Liên Bang Đức rất nhiều, thuộc tốp đầu những nước có người Việt Nam sinh sống và làm việc. Nhiều người Việt Nam thậm chí kết hôn với người Đức để có để sinh sống dài hạn. Bản thân Luật sư Đông, dạo gần đây có nhiều anh chị nhắn tin hỏi thủ tục ly hôn với người Việt Nam đang ở CHLB Đức.
Để mọi người có thể hiểu rõ về thủ tục ly hôn với người Việt Nam tại Đức hơn, Luật sư Đông xin tóm lược một số vấn đề cơ bản để anh/chị có thể nắm được một cách dễ ràng hơn.
Các trường hợp ly hôn với người Việt Nam đang ở Đức
Có một số trường hợp cơ bản như sau:
- Ly hôn thuận tình với người Việt Nam đang sinh sống tại Đức
- Ly hôn đơn phương với người Việt Nam đang sống tại Đức
- Ly hôn với người Việt Nam đang ở tại Đức nhưng giấu địa chỉ, bất hợp tác
- Ly hôn với người Việt Nam đang làm việc bất hợp pháp tại Đức
Anh, chị lưu ý rằng, mỗi trường hợp thì trình tự, thủ tục giải quyết cũng sẽ có những khác biết nhất định, cụ thể: Thời gian giải quyết tùy từng trường hợp sẽ nhanh chậm khác nhau, độ phức tạp cũng khác nhau, thành phần hồ sơ cũng khác nhau…
Thứ nhất: Về thẩm quyền giải quyết ly hôn với người Việt Nam đang ở Đức
Trước tiên, cần nắm được thủ tục ly hôn với người Việt Nam đang ở Đức được coi là thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài. Theo đó cơ quan có thẩm quyền giải quyết là TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP TỈNH.
- Đối với trường hợp ly hôn thuận tình thì: Thẩm quyền thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi một trong hai bên cư trú.
- Đối với trường hợp ly hôn đơn phương thì: Thẩm quyền thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi bị đơn cư trú. (bị đơn là người không đồng ý ly hôn, là bên còn lại đối với người có yêu cầu giải quyết ly hôn).
Thứ hai: về hồ sơ giải quyết ly hôn với người Việt Nam đang ở Đức
Hồ sơ quý anh, chị cần chuẩn bị các giấy tờ như sau:
+ Giấy đăng ký kết hôn (bản gốc hoặc bản trích lục)
+ Chứng minh thư nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu (bản sao) của hai vợ chồng.
Trường hợp ly hôn đơn phương, không cung cấp được giấy tờ bản sao công chứng hộ chiếu của bên còn lại thì có thể cung cấp bản photo hoặc cung cấp số hộ chiếu hoặc số căn cước.
+ Sổ hộ khẩu (bản sao), trường hợp chưa nhập khẩu chung thì phải cung cấp bản sao sổ hộ khẩu của 2 vợ chồng, nếu bị thu sổ hộ khẩu thì phải có xác nhận thông tin hộ khẩu.
Trường hợp 1 bên không hợp tác, không thể có sổ hộ khẩu thì phải tiến hành xin xác nhận thông tin cư cú tại công an xã phường nơi người kia sinh sống trước khi đi nước ngoài.
+ Giấy khai sinh của các con (bản sao nếu có con chung)
+ Trường hợp có tranh chấp về tài sản thì cung cấp các giấy tờ chứng minh về tài sản chung (vd: sổ đỏ, giấy đăng ký xe…)
Thứ ba: Trình tự thủ tục giải quyết ly hôn
Sau khi chuẩn bị xong các hồ sơ giấy tờ nêu trên, anh chị mang hồ sơ nộp tại bộ phận Hành Chính tư pháp hoặc bộ phận một cửa của Tòa Án.
Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, các bộ Tòa án sẽ tiến hành tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì sẽ được hướng dẫn bổ sung các giấy tờ.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ tòa án sẽ thực hiện các thủc tục phân công người giải quyết, sau đó Thẩm phán sẽ ra thông báo thụ lý việc dân sự hoặc vụ án ly hôn.
Khi có thông báo thụ lý, người nộp hồ sơ sẽ nhận được thông báo nộp án phí của Tòa án, nhận được thông báo này anh,chị mang thông báo qua Cục thi hành án để đóng án phí, sau khi đóng xong mang lại biên lại cho cán bộ Tòa án.
Sau khi thụ lý, tòa án sẽ thực hiện các thủ tục xác minh, lấy lời khai, hòa giải, mở phiên họp….. Và cuối cùng sau khi hoàn thiện các thủ tục nói trên Tòa án sẽ ra quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc mở phiên họp công nhận thuận tình ly hôn.
Thứ tư: Thời gian giải quyết thủ tục ly hôn
- Ly hôn thuận tình: Thời gian giải quyết ly hôn thuận tình thông thường sẽ khoảng 3 đến 4 tháng, trường hợp hồ sơ không đầy đủ thì có thể kéo dài hơn.
- Ly hôn đơn phương: Thời gian giải quyết ly hôn đơn phương sẽ từ 12 đến 24 tháng, tuy nhiên trên thực tế có những vụ việc bị kéo dài hoặc giải quyết nhanh hơn do nhiều yếu tố khác nhau.
Thứ năm: Những vướng mắc thường xuyên gặp khi giải quyết ly hôn như sau:
- Bị tòa án trả hồ sơ do không cung cấp được địa chỉ của bị đơn trong vụ án ly hôn đơn phương;
- Tòa án trả hồ sơ do không cung cấp đủ hồ sơ;
- Muốn ly hôn nhưng bên còn lại giữ hồ sơ nên không có đủ hồ sơ giấy tờ để giải quyết
- Không biết địa chỉ của bị đơn, bị đơn vắng mặt ở địa phương nên Tòa án từ chối giải quyết
- Thời gian giải quyết quá lâu, nộp hồ sơ đến nửa năm thậm chí 1 năm nhưng chưa được tòa gọi lên để giải quyết
- Bị từ chối nhận hồ sơ vì các lý do khác...
- Hỗ trợ xử lý nhanh gọn, không tốn thời gian đi lại
- Hỗ trợ tư vấn ly hôn đơn phương với người Việt Nam đang sinh sống bất hợp pháp tại nước ngoài
- Ly hôn đơn phương không biết thông tin và địa chỉ của người Việt Nam đang ở nước ngoài;
- Hỗ trợ ly hôn với người Việt Nam đang ở nước ngoài không thể ra đại sứ quán xác nhận giấy tờ gửi về Việt Nam;
- Tư vấn soạn hỗ sơ hoặc tư vấn giải quyết trọn;
- Hỗ trợ xử lý nhanh không phải đi lại nhiều lần.
Liên hệ qua mạng xã hội